Đặt tên cho con và một số điều cần tránh

Ngày:28/03/2017 lúc 21:54PM

Ai sinh ra cũng đều có một cái tên cho riêng mình. Do đó, việc đặt tên cho con cũng là điều mà các bậc cha mẹ thường làm và cảm thấy rất vui. Tuy nhiên việc đặt tên hay, đẹp lại là vấn đề đắn đo và cần phải am hiểu. Bài viết dưới đây sẽ trình bài vấn đề đặt tên cho con – Một số điều cần tránh.

1. Đặt tên cho con
Chúng ta nên đặt những cái tên mạnh mẽ cho những đứa trẻ sinh vào tháng 3 bởi những đứa trẻ sinh vào mùa xuân thường yếu ớt vì thiếu vitamin. Ngược lại, với những đứa trẻ sinh vào mùa đông nên đặt cho trẻ những cái tên mềm mại và êm tai.

Khi đặt tên cho con nên đặc biệt chú ý tới hoà hợp của tên đứa trẻ với tên của cha ông. Nên chọn những cái tên dễ phát âm và dễ nhớ. Những cái tên lạ và khó phát âm có thể gây ra nhiều phiền toái và nảy sinh nhiều vấn đề về sức khoẻ đối với người mang tên đó.

Truyền thống đặt tên trẻ theo những bậc lớn tuổi đã qua đời không phải là điều tốt, đặc biệt với những người có số phận trắc trở. Rất nhiều trẻ được đặt tên theo cách này có cuộc đời không mấy suôn sẻ.

Hiện nay, rất nhiều gia đình có xu hướng lấy cả họ bố và họ mẹ đặt tên cho con, thậm chí lấy họ bố làm họ chính, còn họ mẹ đặt làm… tên. Đây cũng là một cách rất hay để nhắc nhở con nhớ về truyền thống gia đình, về những gì cha mẹ dành cho con.

Nữ giới thường đặt tên các loài hoa như Lan, Huệ, Quỳnh, Mai, Đào; bằng tên các loài chim như Yến, Khuyên, Mi; bằng mầu sắc như Hồng, Thanh, Lam; bằng các chữ trữ tình như Huệ, Nhàn, Vân, Hà, Diễm, Phương… bằng các chữ thể hiện đạo đức của nữ giới như Trinh, Thục, Ái, Mỹ Linh, Khiết Tâm…

Nam giới khi đặt tên nên thể hiện được sự cương trực, kiên cường, trung hiếu, ý chí và hoài bão, ví dụ các chữ Đức, Lương, Công, Nghị, Quang, Hiền thể hiện tính cách, đạo đức; các chữ Trường Giang, Sơn Hải, Vạn Lý… thể hiện phong độ oai phong lẫm liệt, tư tưởng quyết thắng của các tướng soái; các chữ Hiếu, Trung, Nghĩa, Chính thể hiện khí tiết con người; Chí Kiên, Hướng Tiền thể hiện sự sáng suốt, ý chí kiên cường.

ten-hay-cho-be-hop-phong-thuy

2. Một số điều cần tránh khi đặt tên cho con
– Tránh đặt tên con cái trùng với tên ông bà tổ tiên, việc đặt tên con trùng với bạn bè, người thân cũng hết sức trán.
– Phạm huý là tình trạng tên người ở vai vế nhỏ hơn trùng với tên của người có vai vế lớn hơn.
– Khi “chọn mặt gửi tên” cho con, cha mẹ cần thử tất cả các trường hợp nói lái của tên được chọn để đảm bảo “bọn xấu” sau này không thể nói lái hoặc xuyên tạc “tên hay họ tốt” của bé con nhà bạn được.
– Tránh đặt những cái tên mà khi ghép các chữ cái đầu tiên của họ, đệm, tên vào lại thành một từ có nghĩa xấu, có nghĩa xui xẻo hoặc có thể khiến bạn bè trêu đùa.
– Tên được đặt ra vốn dĩ là để gọi nhau và phân biệt người này với người kia. Nếu bạn đặt cho con những cái tên khó gọi về ngữ âm hoặc trúc trắc về thanh âm thì vừa gây khó khăn cho người gọi tên cũng như gia tăng nguy cơ tên con mình sau này sẽ bị gọi không đúng với tên “chính chủ”.
– Tên bé khó phân biệt nam nữ
Ví dụ: con gái tên Minh Thắng, con trai tên Thái Tài, Xuân Thủy…
– Tên theo thời cuộc chính trị, mang màu sắc chính trị
– Tên cầu lợi, quá tuyệt đối, quá cực đoan hoặc quá nông cạn
Không nên dùng những từ cầu lợi (như Kim Ngân, Phát Tài…), làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.
– Không nên đặt tên tuyệt đối quá (như Trạng Nguyên, Diễm Lệ, Bạch Tuyết…) sẽ tạo thành gánh nặng cả đời cho con.
– Không nên đặt tên cuồng tín, nông cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát… Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.
– Tên theo dạng cảm xúc
– Tên có nghĩa khác ở tiếng nước ngoài
– Tên dính đến theo scandal
– Tên dễ đặt nickname bậy/Tên dễ bị chế giễu khi nói lái

Huyền Bull
Tin cùng chuyên mục :
BÌNH LUẬN